Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Thuế phí chiếm 40,8% lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ đi, chết đi là phải

Doanh nghiệp phải đóng 40,8% lợi nhuận cho nhà nước thông qua thuế phí. Như vậy doanh nghiệp tư nhân làm sao chịu được. Doanh nghiệp nhỏ đi là phải, chết đi là phả.

Trước tình trạng số lượng doanh nghiệp chết, tạm dừng hoạt động ngày càng tăng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hiện nay doanh nghiệp tư nhân đang chịu sự chèn ép của các khu vực kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang phải đóng góp 40,8% lợi nhuận cho nhà nước thông qua thuế phí, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Đó là quan điểm của bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế tại một hội thảo về kinh tế tư nhân tuần qua.

Theo bà Lan, con số này đã được Bộ Tài chính xác nhận. Điều đó cũng đồng nghĩ doanh nghiệp không thể cạnh tranh nổi khi không có nguồn lực để đầu tư, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh nguồn Internet

"Như vậy thì doanh nghiệp tư nhân làm sao chịu được. Doanh nghiệp nhỏ đi là phải, chết đi là phải", chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Mặc dù doanh nghiệp mới năm nay có tăng thêm nhưng chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết, quy mô của doanh nghiệp ngày càng nhỏ. Tính từ 2002- 2012, quy mô lao động của doanh nghiệp chỉ bằng một nửa, quy mô về vốn trên danh nghĩa tăng lên nhưng nếu tính yếu tố trượt giá, lạm phát thì cũng chỉ bằng một nửa so với trước đây. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong suốt một thời gian dài.

"Sức khỏe của doanh nghiệp là sức khỏe của nền kinh tế nhưng doanh nghiệp chết ngày càng tăng, ọp ẹp đi, khó khăn hơn mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng thì tôi cũng không hiểu được", bà Lan đặt câu hỏi.

Bà Lan cho biết trong năm 2015 có 94.000 doanh nghiệp đăng ký mới nhưng cũng có đến 83.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

"Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng lên là điều đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động không chịu nổi sức ép cạnh tranh trên thị trường. Số mới không biết có tồn tại được hay không hay là năm nay đăng ký, năm sau cũng rút", bà Lan nói.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, số thu ngân sách vẫn chủ yếu là thu trên doanh nghiệp đang hoạt động. Bởi một doanh nghiệp từ khi ra đời đến khi vận hành mất rất nhiều thời gian. Do đó gánh nặng về đóng góp để ngân sách vẫn chủ yếu đè vào doanh nghiệp đang hoạt động.

"Trong khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát và giữ giá ở mức cao. Rồi cách tính bảo hiểm xã hội mới cũng đang đè lên doanh nghiệp. Thử hỏi nếu hội nhập, sức ép cạnh tranh nữa thì số phận của doanh nghiệp, của người lao động sẽ ra sao đây", bà Lan lo lắng.


Trong tháng 1/2016 đã có hơn 12.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng doanh nghiệp tư nhân năng động, bươn chải nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa đảm bảo cạnh tranh kinh doanh công bằng. Điều đó dẫn tới thị trường méo mó, sai lệch trong phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực không hiệu quả.

Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng cho rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 6,8% nhưng mức tăng này không đến từ nội lực của nền kinh tế. Ông Tuyển cho biết, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% giá trị công nghiệp và gần 70% xuất khẩu. Động lực tạo ra giá trị chủ yếu ở khi vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo ông Tuyển, có nhiều yếu tố chèn lấn khu vực kinh tế tư nhân. Trong khi doanh nghiệp FDI ngày càng lớn mạnh, doanh nghiệp tư nhân trong nước lại càng co cụm; tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước vẫn còn cao, phương thức quản lý không thay đổi nên không tạo được động lực tăng trưởng và chèn lấn doanh nghiệp tư nhân.

Mặt khác, việc phát hành trái phiếu chính phủ cũng làm nguồn cung tín dụng, khả năng giảm lãi suất thấp đi, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân cần phải làm rất nhiều việc. Ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô, cần phải thay đổi môi trường kinh doanh. Cụ thể là tạo thuận lợi, giảm chi phí, rủi ro cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Điều quan trọng là phải thay đổi doanh nghiệp nhà nước nếu không doanh nghiệp nhà nước sẽ chèn ép, lấy đi nhiều dư địa và cơ hội kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân mà đáng ra doanh nghiệp nhân làm tốt hơn, hiệu quả hơn.

TS. Cung cho rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước là phải cổ phần hóa một cách thực chất. Nhà nước không cần nắm giữ vốn hoặc nắm giữ một phần rất nhỏ để yếu tố tư nhân xâm nhập và thay đổi quản trị, chất của doanh nghiệp.

Nguồn: Sưu tầm

Bạn có thể xem thêm: Vá màng trinh | Vá màng trinh bao lâu thì lành | Phẫu thuật màng trinh ở đâu đẹp an toàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét